Tư vấn nghề nghiệp mở rộng xuyên biên giới
Ngày 15.2, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết vừa phát hiện và đấu tranh xử lý 3 hội nhóm kín trên Zalo với 2.714 thành viên có hoạt động báo chốt lực lượng CSGT trên địa bàn.Trong số này, nhóm "ATGT PHÚ THỌ" với 989 thành viên, do Nguyễn Như P. (62 tuổi, trú tại TP.Việt Trì, Phú Thọ) và Trần Duy A. (46 tuổi, trú tại H.Yên Lạc, Vĩnh Phúc) quản trị.Hai nhóm còn lại có tên "Lái Xe An Toàn 1" với 947 thành viên và "Lái Xe An Toàn 2" với 778 thành viên, do Nguyễn Đình C. (47 tuổi) và Tạ Thế L. (40 tuổi, cùng trú tại TP.Việt Trì) quản trị.Theo công an, thành viên trong 3 nhóm kín nêu trên đều sử dụng các từ "lóng" như "có nắng", "có ong", "có bắn chim", "đo thân nhiệt"… để ám chỉ hoạt động của lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ.Mục đích hoạt động chính là để thông báo chốt tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh để các thành viên khác biết, né tránh.Làm việc với cơ quan chức năng, nhóm quản trị viên đều thừa nhận hành vi tạo lập, duy trì và đưa thông tin báo chốt giao thông trên hội nhóm là vi phạm pháp luật. Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xử phạt đối với 3 trong số 4 người về hành vi "thu thập, xử lý và sử dụng tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật", với mức phạt 25 triệu đồng, theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020.Đối với cá nhân còn lại, công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.Trồng sầu riêng liệu có dễ ăn?
Bộ tượng Tam thế Phật chùa Côn Sơn có những giá trị đặc biệt về lịch sử tạo dáng rất hiếm và quý, là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ lịch sử.
Liên Quân Mobile: Đấu Trường Danh Vọng mùa xuân 2023 từ ngày 16.2
Sáng nay, 7.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh, giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM).Theo nội dung vụ kiện, sau khi NSƯT Vũ Linh qua đời, tháng 6.2023, bà Võ Thị Hồng Nhung khởi kiện, tranh chấp thừa kế với bà Võ Thị Hồng Loan, yêu cầu tòa án tuyên hủy văn bản và giấy tờ khai nhận di sản thừa kế của bà Loan đối với nhà đất tại địa chỉ 5 Đoàn Thị Điểm (Q.Phú Nhuận) và 2 quyền sử dụng đất tại P.Linh Trung (TP.Thủ Đức).Ngoài ra, bà Nhung yêu cầu tuyên xác định toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh là tài sản thừa kế thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nguyên đơn cũng yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Ngược lại, tại tòa, bị đơn Võ Thị Hồng Loan trình bày, đã cung cấp các tài liệu chứng cứ đầy đủ cho tòa án để chứng minh mình là hàng thừa kế thứ nhất và là con hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh. Bị đơn yêu cầu nguyên đơn và con ruột của nguyên đơn di dời toàn bộ tài sản ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.Tại phần xét hỏi, trả lời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nhung về việc bà Hồng Loan là con ruột hay con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa hề nói tôi là con nuôi".Bà Loan trình bày, khi bà được 3 tháng tuổi thì được ông Trần Quốc Thanh (bạn của cố nghệ sĩ Vũ Linh) mang về nhà mẹ của cố nghệ sĩ nuôi dưỡng. Do cha của bà thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc.Quá trình chung sống, giữa bà và cha không xảy ra mâu thuẫn gì. Năm 17 tuổi bà đi lấy chồng và về nhà chồng sinh sống, thỉnh thoảng ghé lại nhà người cha ở.Năm 2017, cha bà bị bệnh và sau đó trở nặng. Ông mất vào tháng 3.2023. Tang lễ của ông được bà và người trong gia đình tổ chức, lo liệu. Lý do bà kê khai di sản thừa kế do bắt nguồn từ việc sau khi cha bà mất, bà Lê Thị Hồng Phượng (con gái bà Nhung) đã lên truyền thông để nói bà Loan là con nuôi. Đồng thời, tại cuộc họp của gia đình, bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà.Về phía nguyên đơn, bà Võ Thị Hồng Nhung cho rằng, bà Loan không phải con nuôi của anh mình. Năm 1987, sau khi được ông Thanh mang về, mẹ bà là người nuôi chăm sóc Loan. Sau khi mẹ bà mất, bà là người phụ nữ duy nhất nên đã cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Loan.Bà Nhung khẳng định, anh mình chưa bao giờ đi làm thủ tục nhận Loan làm con nuôi. Bởi thời điểm năm 1992, anh bà đang ở đỉnh cao sự nghiệp thường xuyên đi diễn không có thời gian đi làm các thủ tục, giấy tờ đó. Do đó, di sản của anh bà để lại không có hàng thừa kế thứ nhất. Chỉ có bà và người em trai là hàng thừa kế thứ 2.Theo bà Nhung, bà Loan nhiều lần làm anh trai đau buồn, đuổi ra khỏi nhà khiến bà là người phải đứng ra hàn gắn tình cảm giữa nghệ sĩ Vũ Linh và bà Loan. Trước đây bà cũng rất yêu thương Loan không có bất cứ mâu thuẫn gì. Tuy nhiên, từ sau khi anh trai mất, bà Loan đối xử "tàn nhẫn" với mẹ con bà, đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà, nên buộc lòng bà phải nhờ pháp luật can thiệp.Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện UBND Q.Phú Nhuận cho biết theo quy định, khi đăng ký khai sinh và giao nhận con nuôi quá hạn thì thuộc thẩm quyền của quận. Về hồ sơ gốc đến nay không còn lưu trữ, do cơ sở vật chất xuống cấp, địa điểm trụ sở được chuyển nhiều nơi... nên các giấy tờ không còn lưu trữ. Song, phía UBND Q.Phú Nhuận khẳng định thêm "giấy tờ làm là hợp pháp có giá trị".Được triệu tập đến tòa, đại diện văn phòng công chứng cho biết, thời điểm tiếp nhận hồ sơ của bà Hồng Loan, cơ quan này có đi xác minh tại UBND quận, được biết ông Linh không có kết hôn. Về phía Hồng Loan, họ không nhận được thông tin bà là con nuôi của của cố nghệ sĩ. Hơn nữa, đối với việc khai di sản thừa kế không phân biệt con nuôi và con ruột nên họ đã thực hiện các thủ tục theo yêu cầu.Phiên tòa chiều nay tiếp tục...Theo diễn biến vụ kiện, ban đầu, TAND Q.Phú Nhuận thụ lý giải quyết. Sau đó, bà Nhung bổ sung yêu cầu khởi kiện là đề nghị tòa hủy giấy tờ liên quan đến nhân thân của Hồng Loan gồm: giấy giao nhận việc nuôi con nuôi do UBND Q.Phú Nhuận cấp ngày 21.3.1992 và giấy khai sinh cấp cùng ngày cho bà Võ Thị Hồng Loan. Đây là yêu cầu đặc biệt, thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM.Quá trình tòa thụ lý giải quyết, bà Nhung yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Trong buổi công khai chứng cứ và hòa giải, tòa công bố kết luận giám định. Theo đó, cơ quan giám định kết luận không đủ cơ sở xác định chữ ký tại tài liệu giấy giao nhận việc nuôi con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi so với chữ ký của cố nghệ sĩ trên các tài liệu mẫu so sánh, có phải là cùng một người ký ra hay không.Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh qua đời ngày 5.3.2023, sau thời gian điều trị ung thư, hưởng thọ 65 tuổi. Ở thập niên 1990, nghệ sĩ Vũ Linh kết hợp với Tài Linh, trở thành đôi nghệ sĩ "thanh mai trúc mã", được đông đảo khán giả ngưỡng mộ. Họ cùng nhau ghi dấu trong các vở Xử án Bàng Quý Phi (Tống Nhơn Tôn và Bàng Quý Phi), Trảm Trịnh Ân (Triệu Khuông Dẫn và Hàn Tố Mai), Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ (Tiết Ứng Luông và Thần Nữ), Thái Tử Đan giả gái (Thái Tử Đan và Vũ Tuyết Nương).
Ngày 8.1, ông Lại Thế Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết những năm gần đây hoa chậu đang trở thành xu hướng mua sắm hoa tết, do đó sản lượng hoa chậu của tỉnh Lâm Đồng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng mạnh so với những năm trước, đạt trên 7 triệu chậu.Ông Hưng lý giải: "Hoa chậu chưng được lâu hơn hoa cắt cành, đơn cử như hoa hồ điệp có giá trị cao, với nhiều sắc màu đẹp mắt có thể chưng được 2 đến 3 tháng, người tiêu dùng chỉ cần tưới nước đều đặn tuổi thọ của hoa kéo dài hơn. Mặt khác, lượng cư dân ở tại các đô thị ngày càng tăng nhưng đa số sở hữu căn hộ nhỏ; tết đến xuân về họ cần những chậu hoa nhỏ để trang trí nhà cửa, bàn tiếp khách…".Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 750ha trồng hoa chậu các loại, trong đó 100ha lan hồ điệp, sản lượng 15 triệu chậu mỗi năm; riêng vụ hoa tết có khoảng 7 triệu chậu được đưa ra thị trường. Hiện các nhà vườn đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất hoa, giúp cải thiện chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường.Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, các vùng sản xuất hoa của tỉnh tập trung chủ yếu tại TP.Đà Lạt và các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Vụ hoa Tết Ất Tỵ toàn tỉnh xuống giống được 3.848ha. Chủng loại hoa được ưa chuộng trong sản xuất, kinh doanh dịp Tết Nguyên đán chủ yếu là hoa cúc, lay ơn, lily, cẩm chướng… dự kiến sản lượng hoa tăng so với cùng kỳ năm trước, khoảng 1,5 tỷ cành và 7 triệu chậu. Dự báo khi vào cao điểm phục vụ tết, giá hoa sẽ tăng nhẹ.Từ giữa tháng 11 âm lịch đến cận Tết Nguyên đán các đơn vị chuyên sản xuất hoa chậu như: Công ty Trường Hoàng, trang trại Ysa Orchid Farm, Công ty Apolo, Công ty hoa lan Thanh Hà... bắt đầu đóng thùng, chuyển hoa ra các tỉnh phía bắc và miền Trung.Ông Phan Thanh Sang, chủ trang trại hoa Ysa Orchid Farm Đạ Ròn (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết, từ đầu tháng chạp mỗi ngày trang trại đóng khoảng 150 thùng (20 chậu/thùng) hoa hồ điệp các loại để chuyển đi tỉnh tiêu thụ. Càng gần tết công việc càng tất bật hơn, đến giữa tháng chạp vào cao điểm, lượng hàng đóng thùng sẽ tăng gấp đôi, có khi phải tăng ca ban đêm để kịp cho các chuyến xe hàng chở hoa đi các tỉnh phía bắc. "Lan hồ điệp là loại hoa cao cấp, nên việc chăm sóc lẫn đóng gói phải rất tỉ mỉ mới đáp ứng yêu cầu của đối tác", ông Sang cho biết.Được biết trang trại Ysa Orchid Farm chuẩn bị 400.000 chậu lan hồ điệp để cung cấp cho thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Tương tự, các trang trại của Trường Hoàng, Apolo, Thanh Hà cũng chuẩn bị hàng trăm ngàn chậu hồ điệp phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán.Ngoài các giống hoa truyền thống, năm nay các đơn vị nhập thêm giống hồ điệp màu mới, giống hồ điệp mini để đáp ứng nhu cầu chưng ở bàn tiếp khách, trong căn hộ nhỏ… Các trang trại đều ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, như tự động điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, sử dụng quạt gió điều hòa, thông hơi cho nhà kính... giúp hồ điệp nở đều đẹp, đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường.
Cú ngã ngựa bất ngờ của tỉ phú giàu nhất Ấn Độ
Theo TechRadar, thế giới công nghệ vừa kỷ niệm một dấu mốc lịch sử tròn 70 năm ngày ra đời của Director, hệ điều hành đầu tiên trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của điện toán hiện đại và định hình tương lai của các hệ điều hành sau này.Ngày 8.3.1955, Director ra mắt, đánh dấu nỗ lực đầu tiên của con người trong việc tạo ra một hệ điều hành tự động. Phát triển trên máy tính Whirlwind I tại MIT (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ), Director đã vượt qua giới hạn của các máy tính tiền nhiệm, vốn chỉ đơn thuần thay thế điện toán cơ học bằng các thành phần điện tử.Khác với các thế hệ máy tính trước, Whirlwind I xử lý dữ liệu bằng các phép tính bit song song, nâng cao đáng kể tốc độ và hiệu quả. Tuy nhiên, khi các tác vụ tính toán ngày càng phức tạp, sự can thiệp thủ công trở nên bất cập. Director ra đời để giải quyết vấn đề này, tự động hóa quá trình xử lý công việc và loại bỏ nhu cầu can thiệp liên tục của người vận hành.Director hoạt động bằng cách đọc một băng Director đặc biệt, chứa các lệnh được định nghĩa trước để tự động hóa việc thực thi công việc. Sự đổi mới này đã giới thiệu khái niệm xử lý theo lô (batch processing), sau này trở thành tính năng tiêu chuẩn trong các hệ điều hành.Ảnh hưởng của Director vượt xa thời đại của nó, đặt nền móng cho sự phát triển của các hệ điều hành như OS/360 của IBM và UNIX. Tầm ảnh hưởng của Whirlwind I còn lan rộng sang lĩnh vực điện toán quân sự, với vai trò quan trọng trong hệ thống phòng không SAGE của không quân Mỹ.70 năm sau ngày ra đời, Director vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và đóng góp to lớn cho sự phát triển của công nghệ. Ngày nay, mọi thiết bị thông minh chúng ta sử dụng đều mang dấu ấn của hệ điều hành tiên phong này.Kỷ niệm 70 năm Director là dịp để nhân loại nhìn lại những bước tiến vĩ đại của ngành công nghệ, đồng thời tri ân những nhà khoa học đã đặt nền móng cho kỷ nguyên số.